Cùng khám phá ngành công nghiệp rượu vang Ý
17:51 - 05/09/2019
Với bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm phát triển, ngành công nghiệp rượu vang Ý đã khẳng định được vị thế của một cường quốc rượu vang trên thị trường rượu vang thế giới với những dòng rượu vang thượng hạng.
Nước Ý được biết đến là 1 trong 3 quốc gia có sản lượng rượu vang lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Pháp và Tây Ban Nha. Đất nước Italy xinh đẹp được mệnh danh là thiên đường của các giống nho bởi những yếu tố tự nhiên thổ nhưỡng, khí hậu cực kì thích hợp cho sự phát triển của các giống nho. Với bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm phát triển, ngành công nghiệp rượu vang Ý đã khẳng định được vị thế của một cường quốc rượu vang trên thị trường rượu vang thế giới với những dòng rượu vang thượng hạng.
Lịch sử phát triển rượu vang nước Ý
Những cây nho nguyên thủy của Ý có nguồn gốc từ Trung Đông, do người của bộ tộc Etruscan – Hy Lạp mang về trồng. Vào khoảng năm 800 TCN, người Hy Lạp khởi xướng trồng cây nho đầu tiên ở đảo Sicily.
Năm 1851, nước Ý thống nhất toàn bộ lãnh thổ. Đến cuối thế kỷ 19, dịch Phyllopxera xuất hiện, lan rộng khắp châu Âu và đương nhiên cũng tàn phá các vườn nho của quốc gia này. Sau đó người dân Italy phải trồng lại nho với số lượng nhiều nhất có thể, dẫn đến việc vang rẻ tiền của họ chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Năm 1960, luật rượu vang Ý ra đời nhằm cải thiện chất lượng rượu. Từ đây bộ mặt ngành công nghiệp rượu vang thay đổi rõ rệt, người ta đã trú trọng đến việc cải thiện chất lượng rượu hơn là số lượng.
Tìm hiểu về luật rượu vang Ý
Năm 1960, nước Ý ra đời hệ thống luật dành cho rượu vang và đến năm 1963 thì chính thức áp dụng. Hệ thống luật DOC – DOCG của Ý được soạn thảo dựa trên hệ thống AOC của Pháp. Năm 1980, hệ thống luật này phải sửa đổi lại do luật năm 1963 có nhiều khuyết điểm và tiếp tục sửa đổi thêm vài lần vào các năm tiếp theo.
Luật rượu vang Ý bao gồm 4 cấp phân hạng:
VDT – Vino da Tavola: Xếp hạng thấp nhất chỉ loại rượu vang bình dân được uống hằng ngày, không ghi vùng sản xuất cụ thể.
IGP – Indicazione Geographica Tipica: Dành cho loại rượu vang có tiêu chuẩn cao hơn một chút chủ yếu là quy định rõ hơn về vùng sản xuất.
DOC – Denominazione di Origine Controllata: Phân hạng dòng vang cao cấp, rượu vang mang phân hạng DOC được làm từ một khu vực và giống nho cụ thể hơn IGT.
DOCG – Denominazione di Origine Controllata e Garantita: Đây là phân hạng cao cấp nhất, rượu vang phân hạng DOCG về cơ bản giống với quy định của phân hạng DOC chỉ khác ở điểm giới hạn về sản lượng thu hoạch nho trên 1 hecta và quy định nồng độ rượu tự nhiên tối thiểu.
Rượu vang Caruso&Minini đến từ hòn đảo Sicily xinh đẹp
Các vùng làm rượu lớn nhất nước Ý
Sản lượng rượu vang Ý đứng đầu thế giới là do diện tích trồng nho trải dài khoảng 1.140 km từ dãy núi Alps ở phía Bắc đến đảo Sicily ở phía Nam. Diện tích trồng nho rộng lớn với hơn 2000 giống nho khác nhau đã tạo lên sự đa dạng trong phong cách rượu vang ở Ý.
Nước Ý chia làm 4 vùng vang chính đó là:
Vùng Đông Bắc:
Vùng quan trọng nhất trong khu vực này là Piedmont, nơi thủ phủ là thành phố Turin. Vùng này có nhiều DOC – DOCG hơn bất cứ khu vực nào của Italy. Trong vùng có các DOCG Barolo, Barbaresco, Gattinara và Ghemme làm rượu từ giống nho Nebbiolo. Một DOCG khác là Brachetto d’Acqui thì sản xuất ra loại rượu vang đỏ sủi bọt thơm và có vị ngọt.
Ngoài ra, còn có giống Barbera rất phổ biến trong sản xuất rượu đỏ. Rượu trắng mang tên Asti chiếm phần lớn (chiếm 1/3 còn lại của vùng này).
Vùng Tây Bắc:
Thường được gọi là Tre Venezia, theo tên thành phố chính vùng này là Venezia.
Soave là vùng rượu vang trắng khô phổ biến bặc nhất của Italy và xếp thứ 3 sau Chianti và Asti theo sản lượng sản xuất, với hơn 50 triệu lít mỗi năm. Valpolicella xếp thứ tư (với 30 triệu lít mỗi năm) là rượu vang trộn của các giống Corvina, Rondinella và Molinara, ngon hơn khi uống trẻ.
Prosecco DOC và DOCG là loại rượu vang trắng gồm cả rượu thường, rượu sủi bọt nhẹ và rượu sủi bọt từ giống nho Prosecco mà loại sau cùng có vị ngòn ngọt cũng khá phổ biến trên thế giới.
Pinot Grigio là một giống nho rượu vang trắng khá phổ biến. Giống nho vỏ sậm dùng làm rượu trắng cho ra loại vang trắng nhẹ, có mùi vị chanh, chanh ta, táo xanh và hoa kim ngân sảng khoái.
Vùng trung tâm:
Vùng trung tâm Italy là vùng Tuscany, là vùng rượu vang nổi tiếng nhất của Ý. Các DOCG phổ biến như Brunello do Montalcino, Carmignano, Chianti, Chianti Classico, Vernaccia di San Gimignano.
Chianti là rượu đỏ từ giống nho Sangiovese, ngôi sao sáng của làng rượu vang Ý.
Còn Super Tuscans không phải được xếp hạng DOC hay DOCG gì nhưng là vùng liên tục sản xuất ra những loại rượu ngon kể từ thập niên 1970 theo phong cách Bordeaux. Những nhà làm rượu Super Tuscans không dùng giống nho Sangiovese bản địa mà dùng giống nho quốc tế như Cabernet Sauvigon và merlot và trộn trộn chúng với Sangiovese hoặc trộn với Syrah và Pinot Nerot.
Vùng phía nam và đảo Sicily:
Vùng phía nam Italy và đảo Sicily có các vùng rượu nổi tiếng như Campania, Apulia, Basilicata, Calabria, Sicily và Sardinia. Ở vùng Puglia, rượu đỏ từ giống nho Primitivo là loại vang đỏ mạnh, đậm hương vị trái cây và có màu tối.
Vùng đảo Sicily có nhiều loại rượu có thể khiến cho người khám phá phải kinh ngạc. Tiêu biểu là rượu đỏ từ giống nho Nero d’Avola – loại rượu mộc mạc nhưng đầy hương vị. Rượu trắng vùng này thường được trộn từ các giống nho Grecanino, Inzolia và Catarratto có đặc tính đậm đà, thơm hương hoa. Sicily cũng là loại rượu vang Marsala từ giống nho Grillo, Inzolia và Catarratto – nếu tiêu thụ ở Ý thì là vang thường nhưng khi xuất khẩu thì được biết đến dưới dạng vang cường hóa.