Ẩm thực và rượu vang cho bữa ăn hoàn hảo

Ẩm thực và rượu vang cho bữa ăn hoàn hảo

11:01 - 25/07/2019

Việc kết hợp ẩm thực với rượu vang sao cho hài hòa là đề tài hấp dẫn luôn thu hút được sự chú ý của rất nhiều người trong lĩnh vực F&B. Một bữa ăn chất lượng không chỉ phụ thuộc vào món ăn ngon mà còn phụ thuộc vào loại vang mà bạn sử dụng có phù hợp hay không. Để có được một bữa ăn hoàn hảo, bạn hãy tham khảo những mẹo nhỏ sau đây.

Việc kết hợp ẩm thực với rượu vang sao cho hài hòa là đề tài hấp dẫn luôn thu hút được sự chú ý của rất nhiều người trong lĩnh vực F&B. Một bữa ăn chất lượng không chỉ phụ thuộc vào món ăn ngon mà còn phụ thuộc vào loại vang mà bạn sử dụng có phù hợp hay không. Để có được một bữa ăn hoàn hảo, bạn hãy tham khảo những mẹo nhỏ sau đây.

Hương vị của rượu vang và món ăn phải hợp nhau

Điều đầu tiên cần chú ý đó là việc kết hợp rượu vang với món ăn, sao cho món ăn đó phải giúp tôn lên hương vị của rượu vang và ngược lại. Để làm được điều này, trước hết bạn cần tìm hiểu hương vị đặc trưng nhất của rượu và chọn lựa món ăn đi cùng sao cho phù hợp nhất. Bạn nên đảm bảo rằng mùi vị của chúng không “đá nhau” nếu như không muốn phá hỏng bữa ăn của mình.

ẩm thực và rượu vang

Ví dụ, loại rượu vang đỏ với vị cay nồng, chát chát rất thích hợp với các loại thịt đỏ và được chế biến theo phong cách nướng. Vì khi vừa thưởng thức rượu vừa ăn thịt nướng các thành phần trong rượu sẽ giúp miếng thịt đó trở nên mềm hơn, không bị khô và đặc biệt sẽ tạo lên hương vị thơm ngon quyến rũ. Đối với vang trắng, vị cay cay chát chát kết hợp với vị béo ngậy của hải sản, salad tạo nên hương vị tuyệt vời cho bữa ăn của bạn….

Không lựa chọn những món ăn có vị đắng

Nguyên tắc tiếp theo, đó là khi sử dụng rượu vang bạn không nên lựa chọn ăn kèm với các món ăn có vị đắng. Chắc hẳn bạn đã biết rượu vang, đặc biệt là rượu vang đỏ có chứa hàm lượng tannin cao. Chất tannin mang lại cho rượu vang vị hơi chát và đắng, tùy thuộc vào từng loại nho và phong cách làm rượu mà vị này đậm nhạt khác nhau. Vì thế mà rượu vang không thích hợp với các món ăn có vị đắng chát. Chẳng hạn như vang Cabernet Sauvignon mà dùng với đậu xanh sẽ khiến vị đắng ở đầu lưỡi tăng lên gấp bội. Ở đây, lời khuyên nho nhỏ cho bạn là khi thưởng thức rượu vang kết hợp món ăn nên chọn những món có vị béo ngậy, vị mặn hoặc ngọt là lý tưởng nhất.

Hãy đảm bảo rằng rượu luôn ngọt hơn món ăn

Để có một bữa ăn ngon thì bạn cần chọn rượu vang có vị ngọt đậm hơn vị ngọt của món ăn để có thể cảm nhận được hết hương vị của chai rượu vang đó. Và ngược lại, nếu món ăn ngọt hơn thì ta chỉ thấy rượu vang có vị khô chát rất khó uống. Đây cũng là lý do vì sao loại rượu vang ngọt lại thích hợp với những món tráng miệng (bánh, trái cây) đến thế.

Rượu phải luôn chua hơn món ăn

Một nguyên tắc ẩm thực rượu vang tiếp theo đó là bạn nên chọn rượu vang có vị chua axit đậm hơn vị chua của món ăn. Nếu độ chua của món ăn chua hơn rượu vang thì nó sẽ làm rượu vang nhạt đi và kém ngon hơn rất nhiều. Ví dụ, món salad rau củ trộn giấm dùng với rượu Champagne không ngọt sẽ ngon hơn là khi thưởng thức vang trắng Chardonnay ngọt.

Chọn rượu vang của các nước Cựu lục địa

Tại sao lại lựa chọn rượu vang của các nước Cựu lục địa (như Pháp, Italy, Tây Ban Nha,…) mà không phải rượu vang các nước Tân thế giới (như Mỹ, Chile, Úc, Nam Phi,…). Có nhiều ý kiến phản hồi là khi kết hợp món ăn với rượu vang của các nước Cựu lục địa sẽ ngon hơn khi kết hợp với rượu vang của các nước Tân thế giới. Nguyên nhân là do rượu vang Cựu lục địa sản xuất theo phương thức truyền thống, tuân thủ các luật lệ. Rượu vang thành phẩm ngoài mùi vị đặc trưng của giống nho thì hầu như chỉ cảm nhận được mùi vị của gỗ sồi, bên cạnh đó rượu cũng có nhiều axit và tannin hơn. Ngược lại, rượu vang Tân thế giới sản xuất theo nhiều phương pháp mới, không tuân theo cách truyền thống hay những luật lệ cũ. Sản phẩm rượu vang Tân thế giới lại có nhiều mùi hoa quả và vị cũng nồng hơn. Vì những lý do trên mà đối với người sành rượu, chỉ có rượu vang của các nước Cựu lục địa mới có thể giúp bạn cảm nhận được hết hương vị của món ăn và rượu vang.